Nhiều thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ hãy giúp trẻ điều chỉnh và từ bỏ những thói quen không tốt này.
Ngậm bình sữa
Nhiều phụ huynh có thói quen cho con ngậm bình sữa liên tục nhiều giờ, việc làm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, tưa miệng,…
Mút ngón tay
Trẻ em thường có thói quen mút ngon tay vì điều này sẽ khiến cho trẻ có cảm giác thoải mái và được bảo vệ. Tuy nhiên thói quen này nếu cứ tiếp diễn thì sẽ làm các răng có xu hướng đẩy về phía trước, gây ra cắn hở vùng răng phía trước, môi không che hoàn toàn cung răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm. Bên cạnh đó, việc trẻ mút tay còn là nguyên nhân gây viêm nhiễm trong miệng, thậm chí các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy.
Tật thở miệng
Khi trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh tim,… thì có thể gây ra thói quen thở miệng. Về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt của trẻ, răng miệng, tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, thậm chí là biến dạng cột sống.
Đẩy lưỡi
Trẻ mắc tật đẩy lưỡi thường có thói quen đá lưỡi ra phía trước khi nuốt, nói, thậm chí khi lưỡi ở tư thế nghỉ, gây ra tình trạng hô hàm hoặc khớp cắn hở phía trước, ảnh hưởng đến phát âm.
Chỉ đi khám răng khi có các vấn đề về răng miệng
Nhiều phụ huynh chỉ đưa bé tới gặp nha sĩ khi có các vấn đề về răng miệng mà không biết rằng các tổn thương răng có thể được dự phòng và điều trị từ sớm. Khi trẻ đã có các biểu hiện rõ rệt việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn do trẻ không hợp tác và những sang chấn tâm lý từ những can thiệp nha khoa.
Do đó khám răng đình kỳ là rất quan trọng, ngay khi bạn không có những biểu hiện bất thường về răng miệng. Thời gian nên đi khám răng miệng định kỳ đó là 6 tháng/lần, vì vậy hãy lên kế hoạch để hàm răng của bạn được chăm sóc và bảo trì ngay từ hôm nay để phòng các bệnh về răng miệng.
Xem thêm: