Nên vệ sinh và chăm sóc răng miệng như thế nào sau khi niềng răng để có được hàm răng khỏe mạnh và đẹp sau khi hoàn tất quá trình nắn chỉnh răng? Những thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về việc hữu ích này. Cùng tham khảo nhé!
Giảm đau nhức sau khi niềng răng?
Những tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài lên răng, bạn sẽ có cảm giác khó chịu và đau nhẹ vì những mắc cài và dây cung vướng víu trong miệng. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn khi bạn quen dần với sứ hiện diện của các mắc cài trong miệng. Để hạn chế cảm giác khó chịu này, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản như: súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng hoặc bằng nước súc miệng. Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, bạn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng đặc biệt quan trọng với người niềng răng vì thức ăn rất dễ dính vào các mắc cài, dây niềng, dây chun, lò xo,… nếu không được làm sạch, chúng sẽ gây hại cho răng của bạn và phát sinh các bệnh lý như hôi miệng, viêm lợi, nha chu,…
Chải răng như thế nào cho đúng?
Chúng ta nên dùng bàn chải lông mềm cùng với kem đánh răng có chứa Fluor, chải lần lượt từ dưới lên và từ trên xuống, đánh nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương răng nướu. Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch những mảng bám thức ăn mà bàn chải không làm sạch được và dùng nước súc miệng để đảm bảo không còn vi khuẩn gây hại trong miệng.
Ăn uống thế nào khi niềng răng?
Nên dùng các thực phẩm mềm, dễ nuốt như các món luộc, cháo, súp, sữa, rau, thịt cá xay nhuyễn… để tránh gây tổn thương và làm lệch hay đứt niềng răng cho đến khi không còn cảm thấy khó chịu hoặc đau do niềng răng nữa.
Tránh các thực phẩm cứng, dòn, dai như hạt điều, bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng… vì chúng có thể làm đứt dây niềng và hỏng các mắc cài. Tuy nhiên với các thực phẩm cứng và bổ dưỡng như cà rốt, táo thì bạn có thể cắt thành từng miếng trước khi ăn.
Hạn chề các loại thức ăn giàu tinh bột và đường vì chúng dễ sinh ra axit, dẫn đến bệnh về lợi, sâu răng… Tuyệt đối không nhai kẹo cao su và caramel trong thời gian niềng răng vì nó làm hỏng dây thép, nẹp răng và làm cong niềng răng của bạn, khiến cho thời gian điều trị kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tái khám định kỳ thường xuyên để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh kịp thời những vấn đề xảy ra, nhằm đảm bảo quá trình niềng răng của bạn diễn ra theo đúng kế hoạch.
Xem thêm:
– Chỉnh nha niềng răng lợi và hại thế nào?
– Những điều cần lưu ý khi chỉnh nha niềng răng